Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Bánh Phu Thê - Hội An

Bánh phu thê là một đặc sản của vùng quê Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bánh phu thê còn có tên gọi phổ biến là bánh su sê.



Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng "phận đẹp duyên ưa": vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.
Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm màu của bánh, đó là màu trắng của bột lọc và cùi dừa, màu vàng của dành dành và nhân đỗ, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá, màu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người.
Bánh phu thê Ðình Bảng có những nét độc đáo. Người Ðình Bảng dù có nhiều hay ít ruộng vẫn dành riêng một thửa ruộng để cấy nếp cái hoa vàng. Thứ nếp này được xay bằng cối đá, lọc kỹ, ép cho ráo nước rồi phơi khô thành bột trắng tinh mịn mượt. Cứ 10kg gạo nếp lọc được 4kg bột bánh.
Để bánh có màu đẹp mắt, người Đình Bảng không dùng màu thực phẩm mà giã quả dành dành rồi lọc lấy nước màu vàng óng, thêm vào đấy nước hoa bưởi được trưng cất, cùng sợi đu đủ nạo nhỏ, ngâm phèn rồi rửa sạch, vắt kiệt. Cứ khoảng 600g đu đủ cho 1kg bột đem trộn với đường kính, nhào luyện cho dẻo quánh để làm vỏ bánh. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh đồ chín, giã nhuyễn xào với đường kính, cùi dừa nạo chỉ và mứt sen trần.
  
Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh chưng phải làm kỹ hơn là bánh chưng, sau khi rửa sạch lá để ráo nước người ta phải tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng.
Bánh gói lá dong luộc trong vòng 10 phút. Luộc xong thường để cách 1 ngày rồi ăn bánh mới thật ngon. Bánh bóc ra mịn màng thơm phức. Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường... tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh.
           
Bánh phu phê có nguồn gốc từ rất xa xưa. Ngày trước, chỉ có quan lại chức tước hoặc những nhà quyền quý cao sang mới có tiền ăn bánh, vì vậy cả làng chỉ có vài ba nhà làm bánh. Dù vậy, bánh phu thê vẫn được coi là thứ bánh dùng trong những dịp lễ Tết, hoặc dùng làm quà biếu... Và đặc biệt, tên bánh phu thê có nghĩa là vợ chồng, bởi thế nên loại bánh này là thứ lễ vật không thể thiếu trong việc cưới hỏi, nó luôn hiện diện như một biểu tượng của lòng chung thủy lứa đôi.
Bánh phu thê ngày nay hầu như có mặt hầu hết ở khắp mọi miền trên cả nước. Ở miền Nam, thường thấy nhất là loại bánh có nhân hình tròn bằng đậu xanh, dừa nạo, lớp áo ngoài màu trắng, được bỏ trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa.
Hội An, người ta cũng làm bánh phu thê. Bánh phu thê Hội An có màu vàng nhạt, được gói một lớp lá chuối giống như bánh ít lá gai. Bánh được bày bán nhiều nơi khắp thành phố Hội An.
Sưu Tầm

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Sự Tích Bánh Phu Thê - Bánh Xu Xê - Su Sê

 
"bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm"
 
 
 
Bánh xu xê là tên gọi chệch của chữ "bánh phu thê", một thứ bánh đặc sản độc đáo nổi tiếng xuất xứ từ làng Ðình Bảng (huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh) quê hương của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Ðã thành thói quen, dù nhiều ruộng hay ít ruộng, người Ðình Bảng từ ngàn xưa vẫn có ý thức dành riêng một thửa hay một vạt để cấy lúa nếp cái hoa vàng, thứ nếp "liền chị" này được xay lọc kỹ thành loại bột trắng tinh, mịn mượt
 
Bánh phu thê, một thứ bánh đặc sản nổi tiếng của làng Ðình Bảng thuộc huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Tên gọi này gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa.
 
Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là phu thê (tức bánh vợ chồng). Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gởi cho chồng lèm theo lời nhắn: 
 
"Từ ngày chàng bước xuống ghe
Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu".
 
Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó bánh phu thê thường hay có mặt trong các tiệc cưới nhằm nhắn nhủ lời thuỷ chung đến các đôi vợ chồng trẻ.
 
Bánh phu thê muốn ngon và đẹp mắt thì người làm bánh phải khắt khe từ khâu chọn lọc nguyên liệu đến chế biến thành phẩm.
 
Gạo được dùng để làm vỏ bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng hạt mẩy, đều. Sau đó, gạo được ngâm và đem ra xay, lọc thật kỹ. Để có được một cân bột làm bánh phải cần đến hai cân gạo. Chính vì vậy, xưa kia phu thê là loại bánh sang trọng chỉ các bậc vua chúa, quan lại mới được thưởng thức. Khi lọc bột người làm bánh dùng lá Ong Vang giã lấy nước, đánh vào bột đã được xay nhuyễn, chờ đến khi bột nổi tinh ta vớt lấy tinh bột lọc.
 
Một công đoạn nữa cũng rất quan trọng khi làm bột bánh là quá trình phơi khô bột. Việc phơi bột tùy thuộc vào thời tiết, dưới điều kiện thời tiết có nắng và có gió thì chỉ cần phơi bột trong vòng hai ngày là đủ. Vì vậy, việc làm bột thường được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 12 (lúc này thời tiết thuận lợi cho việc phơi bột). Bột phơi được nắng sẽ có màu sắc và mùi vị thơm ngon hơn hẳn so với bột phơi thiếu nắng hoặc được sấy trên bếp.
 
Vỏ bánh phu thê muốn dẻo và dai còn cần có thêm đu đủ xanh được nạo nhỏ và ngâm phèn cho hết nhựa. Hai thứ nguyên liệu đó được trộn đều với đường trắng theo những tỷ lệ nhất định và nước quả Dành Dành sẽ tạo ra được lớp vỏ bánh vừa dẻo, vừa dai lại có màu sắc rất bắt mắt.
 
Công đoạn làm vỏ bánh cầu kỳ là vậy nhưng khâu làm nhân bánh cũng rất tốn công. Nhân bánh phu thê là sự kết hợp giữa đậu xanh, đường trắng, dừa tươi và hạt sen.
 
Nhân bánh muốn ngon thì tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh cũng phải là những loại hảo hạng. Đậu xanh phải là loại đỗ hạt nhỏ, ruột có màu vàng óng. Đậu xanh sau khi được ngâm, đãi kỹ càng sẽ được đem đồ chín cho đến khi hạt đỗ nở ra, căng bóng nhưng vẫn không bị nát và hạt đỗ bở vụn giữa hai đầu ngón tay là đạt. Sau đó, đậu sẽ được giã nhỏ ra cho thật mịn, rồi đem quấy thật dẻo với đường trắng tạo ra một thứ chè kho ngon tuyệt.
 
Nhưng khi được thưởng thức lúc bánh vẫn còn nóng nhất là trong tiết trời se lạnh của mùa đông, vị thơm, ngọt, bùi của hạt sen, đậu xanh và dừa tươi như tan ra trong miệng đánh thức tất cả các giác quan của bạn, đó cũng coi như ta đã cảm nhận được hết hương vị của bánh.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Bánh Phu Thê - ăn tráng miệng thật ngon, bổ, rẻ, an toàn cho sức khoẻ trong bữa cơm gia đình, đám giỗ, …


Bánh phu thê (bánh xu xê) không chỉ tượng trưng cho sự thuỷ chung son sắc của tình cảm vợ chồng thông qua Sự tích bánh phu thêmà hiện nay các bạn còn có thể sử dụng bánh phu thê trong các bữa ăn tráng miệng sau bữa cơm chiều cùng với chén trà ấm cúng bên gia đình.

Làm thế nào để bạn có một xách quà đầy ý nghĩa, đẹp đẽ khi đi ăn giỗ hoặc biếu xén khi tàn tiệc,… Bánh phu thê (bánh xu xê) hoàn toàn có thể cho bạn được điều đó. Ai mà chẳng thích dĩa bánh đẹp đẽ cúng giỗ ông bà, ai mà chẳng thích có món quà nho nhỏ biếu con cháu sau bữa tiệc giỗ hào hứng và vui vẻ.

Làm thế nào để bạn có thể ăn uống hợp vệ sinh mà vẫn giữ được sức khoẻ trong cuộc sống hiện đại đầy những món ăn hấp dẫn và bắt mắt. Các bạn hãy nhìn xem, bánh phu thê (bánh xu xê) với màu sắc xanh tươi của lá dừa bên ngoài, trắng trong ở bên trong điểm them nhân bánh 1 vàng ắt hẳn sẽ điểm tô thêm sự ngon miệng lạ kỳ cho bữa ăn của bạn, yếu tố góp thêm ý nghĩa cho bữa cơm gia đình.

Làm thế nào để bạn có bữa ăn tráng miệng thật ngon, bổ, rẻ, an toàn cho sức khoẻ trong bữa cơm gia đình, đám giỗ, …

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Bánh xu xê (phu thê) - Món bánh tượng trưng cho sự ngọt ngào, hạnh phúc của lứa đôi

Bánh xu xê (bánh phu thê) - Món bánh tượng trưng cho sự ngọt ngào, hạnh phúc của lứa đôi


Các bạn à! Ai trong đời mình chẳng muốn có được một người bạn đời thật thuỷ chung, son sắc. Ai trong đời mình chẳng muốn có được một mái ấm gia đình hoà thuận, yên vui, trăm năm hạnh phúc với người bạn đời của mình phải không?

Với sự tích bánh xu xê (bánh phu thê) thì các bạn đã biết ý nghĩa của loại bánh này như thế nào rồi nhỉ?

Từ xa xưa cho tới nay, mâm quả cưới hỏi của người miền Trung, miền Nam và miền Bắc chắc hẳn sẽ không thiếu món bánh này. Quan niệm cha ông ta kể lại rằng, để có được một hạnh phúc lứa đôi mặn mà, thắm thiết, thuỷ chung, son sắc thì trong mâm quả cưới hỏi phải có bánh xu xê (phu thê), như vậy cặp uyên ương sau này mới có cuộc sống hạnh phúc.

Và bản thân chiếc bánh xu xê (bánh phu thê) các bạn cũng thấy có 2 nắp vỏ bánh lá dừa chồng lên nhau tượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái, nhân bánh ngọt ngào được bao bọc ở giữa vỏ bánh giai giòn tượng trưng cho cuộc sống lứa đôi được hoà quyền bằng sự ngọt ngào, son sắc của đôi uyên ương.

Bánh xu xê (bánh phu thê) - Hạnh phúc của lứa đôi!

Bánh Xu Xê "Làm thế nào để bạn có bữa ăn tráng miệng thật ngon và an toàn cho sức khoẻ!"

Làm thế nào để bạn có bữa ăn tráng miệng thật ngon và an toàn cho sức khoẻ


Bánh xu xê (bánh phu thê) được làm từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên ( lá dừa, lá chuối, dừa bào sợi,  bột năng, bột gạo, đậu xanh, đường trắng tinh luyện) và các công đoạn đều được làm 1 cách thủ công từ khâu chọn lá đến khâu hấp bánh và đóng gói bánh.

Bánh xu xê (bánh phu thê) sẽ mang đến cho bạn một bữa ăn tráng miệng thật là ngon và an toàn cho sức khoẻ, yếu tố làm nên bữa ăn ngon cho bữa cơm gia đình hay các bữa tiệc.

Bánh xu xê ( bánh phu thê) sẽ cho các bạn cảm giác giai dòn sựt sựt khi cắn vào vỏ bánh vừa dai lại vừa dòn và được hoà quyện vào vị bùi béo khi thưởng thức nhân bánh được làm từ đậu xanh ngon ngọt.

Khi thưởng thức bánh xu xê, các bạn sẽ có được cảm giác hoài cổ khi được ăn lại món bánh cổ truyền mà bao đời nay cha ông ta vẫn thưởng thức.

Chẳng có gì bằng khi được xôm tụ, trò chuyện bên đĩa bánh xu xê và ấm trà ấm cúng bên gia đình thân thương của mình.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Bánh Phu Thê Xu Xê – Hương vị của lễ cưới truyền thống Huế

Huế không phải là vùng đất duy nhất trên cả nước có bánh phu thê - Xu Xê. Nhưng khác với bánh phu thê ở nhiều vùng miền Bắc có hình tròn và được gói trong giấy bóng kính trang kim màu vàng đỏ ăn hơi nhão và có vị của phẩm màu, bánh phu thê của miền Nam lại là bánh đôi một vuông, một tròn rất lớn, gói giấy trắng thắt nơ đỏ lộng lẫy. Bánh Xu Xê của Huế lại được đặt trong những chiếc hộp lá dừa xanh và mang một hương vị đặc biệt. 

 

 

Một trăm lẽ năm chiếc bánh phu thê như lời cầu mong trăm năm hạnh phúc là lễ vật không thể thiếu được trong phong tục cưới hỏi của người dân xứ Huế. Chiếc bánh Phu thê bản thân nó cũng mang trong mình nhiều giai thoại khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn xoay quanh câu chuyện về nghĩa vợ chồng.
Điều này cũng dễ lí giải bởi hai chữ phu thê trong tiếng Hán có nghĩa là “vợ chồng” và từ thực tế đây cũng là loại bánh thường được dùng làm lễ vật trong cưới hỏi của người Việt Nam. Khác cả về hình thức lẫn hương vị so với bánh phu thê của Hà Nội hay Đình Bảng – Quảng Ninh, bánh phu thê Huế ( hay có người gọi chệch âm là su xê) lại được đóng khuôn trong những chiếc hộp lá dừa xinh xắn, trang nhã.
Cái sắc xanh biêng biếc của lá dừa, cái trắng trong đến nõn nà của thân bánh, cái màu vàng óng ả của nhân bánh bên trong hoà quyện vào nhau tạo nên một tác phẩm ẩm thực của người phụ nữ Huế tài hoa, khéo léo. Theo như người dân Huế thì bản thân chiếc bánh phu thê gồm có hai phần tượng trưng cho âm và dương, vợ và chồng.
Phần thân bánh trắng trong, mịn màng tượng trưng cho âm (vợ) còn phần nắp bánh chỉn chu, vuông vắn là tượng trưng cho dương (chồng). Về hình thức là vậy còn về nội dung chiếc bánh phu thê đem đến cho ngươì thưởng thức những sắc thái , hương vị riêng. 

Bánh được làm từ những thứ nguyên liệu rất quen thuộc nhưng theo những người làm bánh lâu năm cho biết thì cần phải là thứ nguyên liệu được chọn lựa kĩ mới có được những chiếc bánh đem lại cho người thưởng thức cảm giác vừa giòn vừa dai của cái chất bột lọc đặc trưng của Huế, cảm giác sần sật của những cọng dừa non, vừa có cái ngầy ngậy béo của nhân đậu xanh, hương thơm dịu nhẹ của lá dứa và có cái vị ngọt thanh mát của đường cát trắng.
Sau khi bánh được vào khuôn, cứ một lớp bột đã được giáo kĩ với đường và dừa, một lớp đậu xanh và trên cùng lại một lớp bột như thế, bánh sẽ được đem hấp chín. Đây cũng là công đoạn đòi hỏi người làm bánh phải chú ý, không để bánh chín qua hay còn sống mà phải tính toán thời gian làm sao để bánh vừa chín tới khi bột trong, nhìn thấy ẩn hiện lớp nhân màu vàng mà không nhão nước, bánh vẫn có độ giòn là đạt. Sau khi hấp bánh mới đậy khuôn bằng lá dừa lên trên để đảm bảo màu xanh của lá vẫn được giữ nguyên.
Ngày nay khi đời sống người dân đã có nhiều thay đổi, các lễ vật ngày cưới cũng vì thế mà thay đổi theo nhu cầu nhưng có lẽ một mâm quả bánh phu thê với ý nghĩa của nó cũng không thể nào thiếu được.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của khách, nhiều hiệu làm bánh đã thay đổi đôi chút về kiểu dáng truyền thống của bánh như khuôn bánh đa dạng mẫu mã hơn, cách trình bày có khác đi nhưng bánh vẫn luôn giữ được cái hương vị đặc trưng vốn có của chiếc bánh mang nhiều ý nghĩa này. 

Bánh phu thê Huế không chỉ có mặt trong các mâm quả cưới với ý nghĩa kết duyên vợ chồng, trăm năm hạnh phúc mà còn là món quà mang đậm dấu ấn phong tục cũng như bàn tay khéo léo của của người phụ nữ Huế đã đang và sẽ tiếp tục theo chân nhiều du khách yêu thích hương vị ẩm thực của đất cố đô.
 

Ngọt ngào bánh phu thê

Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê "Xu Xê" không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc, chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng.

 

 

Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và hương ngũ vị. Bột làm bánh su suê phải được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô (còn bột thô thì bán cho hàng bánh rán). Tới khi làm bánh phải dùng nước quả dành dành nhào bột để lấy mầu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm mầu. Người ta còn nạo đu đủ xanh, ngâm phèn rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột để bánh có thêm độ giòn.
Khi ăn bánh xu xê ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường…, tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê.
Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm mầu của bánh, đó là mầu trắng của bột lọc và cùi dừa, mầu vàng của dành dành và nhân đỗ, mầu đen của hạt vừng, mầu xanh của lá, mầu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người. Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh chưng, nhưng phải làm kỹ hơn, sau khi rửa sạch lá để ráo nước người ta phải tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng.
Mỗi nhà đều có một bí quyết làm bánh riêng vì vậy bánh của mỗi nhà đều có hương vị riêng, một nhãn hiệu riêng. Tất cả các khâu từ nhào bột, nặn bánh, làm nhân, tước lá, luộc bánh… đều phải làm thủ công, tốn nhiều nhân lực. Bánh gói xong được buộc dây rơm nếp, luộc xong, người ta tháo bỏ dây rơm, úp bụng hai chiếc bánh vào nhau rồi dùng lạt đỏ buộc thành cặp; có lẽ vì vậy mà người đời gọi là bánh phu thê.
Ngày nay kinh tế đã phát triển, mức sống đã cao hơn nhưng bánh phu thê vẫn là thứ bánh quý tộc được nhiều người ưa thích, ai đã một lần thưởng thức thì khó có thể nào quên.

Bánh Phu Thê hay còn gọi là bánh Xu Xê, Bánh SU SÊ, bánh Xu Xuê

Chuyện kể rằng khi vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê.

Ngày nay, bánh phu thê còn được người dân quê tôi gọi là bánh su sê. Những ngày đám cưới, giỗ, tết, bánh phu thê luôn có mặt trên bàn thờ tổ tiên như một ước vọng về sự thủy chung, bền chặt trong tình yêu đôi lứa của vợ chồng gia chủ.

Để làm được những chiếc bánh phu thê thơm, ngon, dẻo, dâng lên cúng ông bà những ngày Tết, mẹ tôi phải vất vả trải qua nhiều công đoạn. Mẹ chọn loại nếp hương, đem vo sạch, để ráo nước và xay thành bột. Sau đó, lọc lấy tinh bột nếp.

 Một ký nếp lấy được 4 lạng tinh bột. Mẹ lại xay đó cho thật nhuyễn rồi phơi khô, để qua hơn 10 ngày mới đem ra làm bánh. Mẹ bảo, nếu đem bột ra làm ngay thì bánh sẽ không dai và bị nát.
Mẹ lấy một ít đậu xanh, ngâm nước qua một đem rồi tỉ mỉ  đãi sạch vỏ. Mẹ nhen lửa, hấp đậu xanh chín mềm rồi nghiền thật mịn. Tiếp theo, mẹ thắng đường kính với lượng vừa đủ. Khi nước đường được thắng xong, mẹ cho phần đậu xanh vào quậy đều. 

Để nhân bánh được ngon hơn và nhiều hương vị, mẹ không quên cho vào một ít dừa tươi đã được nạo sợi. Mẹ cẩn thận dùng vá khuấy cho đến khi bột, đường, dừa được trộn đều và quyện vào nhau.
Để bột làm bánh có màu vàng mơ đẹp mắt. mẹ dùng hoa dành dành khô ngâm với nước sôi. Hoa dành dành khô sẽ “nhả” sắc vàng ra nước. Mẹ lấy nước này trộn với bột để làm bánh phu thê.
Thường thì mẹ gói bánh vào tối ba mươi tết. Mỗi khi mẹ làm bánh phu thê là y như rằng tôi luôn là khán giả trung thành của mẹ. Tôi vừa giúp mẹ xé những sợi lá chuối nhỏ làm dây buộc bánh, vừa mê mải nhìn theo đôi tay mẹ đang khéo léo trải từng miếng lá chuối trên chiếc mâm nhỏ. 

Tiếp theo, mẹ dàn một lớp bột, đặt nhân bánh vào giữa rồi đắp phần bột còn lại lên nhân. Mẹ khéo léo gói lá chuối theo hình tam giác rồi dùng sợi dây lá buộc bánh lại.
Ngoài ra, bánh phu thê còn được người quê tôi gói trong những chiếc lá dừa vuông vức, rất đẹp mắt.

Bánh được hấp cách thủy trên bếp lửa hồng cho chín.
Mẹ chọn vài chục bánh đặt lên mâm cỗ cúng giao thừa. Những chiếc bánh chứa đựng ước mong về một gia đình thuận hòa hạnh phúc được mẹ nâng niu, gói gém và dâng lên bàn thờ tiên tổ. Trong thời khắc thiêng liêng của ngày đầu năm mới, những chiếc bánh phu thê được cúng dâng tổ tiên và còn có ý nghĩa giúp mẹ mãi mãi có được một gia đình hạnh phúc.
Bánh Xu Xê cũng được dùng để đãi khách. Bánh khá giản dị, không màu sắc sặc sỡ, không cầu kỳ  nhưng khi bóc bánh đặt trên lá màu xanh thì người thưởng thức sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi toàn thân bánh có màu vàng óng ánh như mật ong với những sợi dừa trắng muốt nằm trong ruột bánh trong suốt.

 Món quà quê dân dã ấy ăn hoài mà vẫn không ngán bởi cái hương vị rất ngọt ngào và rất riêng của miền trung đậm đà nắng gió nhưng cũng đầy tình nghĩa này .

Hướng dẫn làm bánh phu thê hay còn gọi là bánh xu xê, xu xuê, su sê

Hướng dẫn làm bánh phu thê hay còn gọi là bánh xu xê, xu xuê, su sê

 

1. Nếu dùng nồi cơm điện để nấu thì không có cách nào khác là bạn phải cho nước nhiều hơn phân luợng dùng gạo một chút rồi nấu thử.

- Đậu chín xong xới ra, để nguội bớt, dùng chày cối quết nhuyễn hoặc cho vào máy xay cắt có dao hình chữ S, tán nhuyễn đậu.

- Cho đậu đã tán mịn với đường vào một nồi vừa, trộn đều, bắt lên bếp, nhỏ lửa, dùng đũa đảo đều tay cho đến khi đậu quánh lại, sờ không dính tay là được. Lưu ý nhỏ lửa kẻo đậu cháy. Khi đậu đã được, nếu thích cho vào vài giọt nước hoa bưởi, đảo đều.

2. Bột bánh:

- 500gr bột năng, 300gr đường cát trắng, 900gr nước.

- 300gr dừa nạo sợi dài hoặc tùy thích dùng cơm dừa dày, cắt mỏng rồi cắt lại thành dạng sợi ngắn nhỏ, cách làm này cho sợi cơm dừa dòn hơn.

- Nấu chừng 1 lít nước sôi với 2 muỗng cà phê muối, trụng dừa nạo vào nước sôi rồi đổ ra ngay qua một cái rây để ráo. Cách làm này giúp cho bánh để được lâu hơn.

- Hoà tan bột với nước, lược qua rây; cho đường vào, đánh tan đường; cho dừa vào bắc lên bếp, để nhỏ lửa. khuấy đều tay cho đến khi bột nửa sống nửa chín nhưng phải ở dạng sệt chứ không đặc.

* Cách khuấy bột nửa sống nửa chín bếp VN gọi là dáo bột, khi bột dáo được thì hỗn hợp bột sệt lại ở mức độ có thể đổ chảy được chứ không phải đặc và hỗn hợp có hình thức chỗ trong chỗ đục.

** Phân lượng đừờng cho vị bánh ngọt nhẹ, tùy thích gia giảm trong khoảng 100 – 150gr.

3. Vài hình thức làm bánh phu thê mà không cần dùng đến hộp làm bằng lá dừa:

- Chuẩn bị xửng hấp nhiều nước.

- Dùng một khuôn nhựa lớn, loại có nhiều ngăn nhỏ để làm nước đá chẳng hạn hoặc nhiều khuôn nhựa, kim loại nhỏ cỡ chừng cái ly uống rượu nhỏ xíu cũng được…Quét vào lòng khuôn một lớp mỏng dầu ăn, đổ vào mỗi ngăn nhỏ một lớp bột dày chừng 1cm tùy ngăn to nhỏ. Cho vào trên lớp bột 1 -2 muỗng cà phê nhân đậu. Đổ lên trên nhân một lớp bột nữa dày 1cm, lắc nhẹ khuôn cho bột bằng mặt. Hấp cách thủy khoảng 20 phút sau khi nước sôi là bánh chín, để nguội lóc bánh ra. Bánh chín sẽ đông đặc lại và trở trong đều.

- Dùng khuôn chữ nhật bằng nhôm cỡ 30 X 20 cm., có thành cao chừng 2 hoặc 3cm (hoặc tùy ý dùng một cái khay kim loại tương tự có thành cao) láng dầu vào lòng khuôn và đổ bánh với lớp đậu giữa hai lớp bột như trên.Sau khi bánh hấp xong và nguội hẳn, dùng dao mỏng bén, lau một lớp dầu mỏng vào luỡi dao cho dễ cắt, cắt bánh thành miếng cỡ 4 X 4cm.

- Dùng một khuôn kim loại tròn đường kính chừng 20cm, cao chừng 3cm để đổ nguyên một cái bánh lớn.

- Dùng dầu láng vào khuôn là chỉ để bánh dễ lóc ra. Nếu thích, cứ đổ thử mà không cần láng dầu, sau khi nguội thấy bánh lóc ra dễ dàng thì không cần dùng dầu để bánh khỏi bị dây mùi dầu hoặc dùng khuôn, khay loại không dính thì cũng không cần láng dầu hoặc dùng khay khuôn bằng thủy tinh.

- Dùng giấy bóng kiếng trắng gói bánh lại, dán dính và tùy ý dùng ruy-băng màu cột thắt ngang dọc để trang trí.

Nguồn gốc tên gọi của chiếc bánh phu thê - XU XÊ

Nguồn gốc tên gọi của chiếc bánh phu thê

 

Nhắc tới bánh phu thê, chắc đã không còn xa lạ đối với mỗi người Việt Nam, chiếc bánh vẫn thường xuất hiện trong mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi. Bánh phu thê không chỉ là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam mà còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc. Từ một đặc sản của làng Đình Bảng – Bắc Ninh, bánh phu thê đã nhanh chóng nổi tiếng và trở thành một loại bánh được ưa chuộng trên khắp đất Việt.
Đọc thêm:

Hướng dẫn làm bánh phu thê hay còn gọi là bánh xu xê, xu xuê, su sê

Sơ lược Bánh Phu Thê hay còn gọi là bánh Xu Xê, Bánh SU SÊ, bánh Xu Xuê

Tục truyền, tên gọi bánh phu thê là do sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Cũng vì tên gọi ấy mà bánh phu thê (hay cũng còn gọi là xu xê) luôn được buộc thành cặp, biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình chồng vợ.
Có người lại truyền nhau tên gọi bánh “phu thê” gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là bánh phu thê. Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn:
“Từ ngày chàng bước xuống ghe
Sóng bao nhiêu đợt bánh rầu bấy nhiêu”.
Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó, người ta truyền nhau rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng, và thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ.
Lại có câu chuyện khác thế này, những em nhỏ của làng Đình Bảng kể lại rằng: Theo truyền thuyết, thời Lý vào những ngày hội hè hay ngày Tết, người dân làng Đình Bảng thường dùng sản vật mình đã cấy trồng ra làm bánh Su Sê, thành tâm dâng cúng tổ tiên, rồi cùng hưởng lộc. Một lần hội làng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở Đền Đô. Tại đây, dân làng đã dâng Đức vua và Nguyên Phi đặc sản của quê hương là bánh Su Sê. Đức vua và Nguyên Phi thưởng thức món bánh này và khen ngon. Thấu suốt sự hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn của loại bánh ngon, nhà vua đã truyền rằng bánh nên là một lễ vật trong ngày vui kết thành phu thê. Từ đó, bánh được gọi là bánh Phu Thê.

Bánh phu thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối, bên ngoài là lớp lá dừa. Loại gạo để làm bánh phu thê phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Gạo đem vo sạch, để ráo nước và dùng cối giã chứ không được xay bằng máy. Tiếp đó, lọc lấy tinh bột gạo, bởi vậy, một cân gạo nếp cái hoa vàng thường chỉ lấy được 4 lạng tinh bột thôi. Bột lọc đó lại đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh, nếu làm ngay thì bánh sẽ nát. Để có được lớp vỏ bánh phu thê vàng ươm, người làm bánh thường đem hoa dành dành phơi khô, khi nào làm bánh thì ngâm vào nước sôi để chiết lấy nước màu vàng.

Bên trong chiếc bánh trong suốt ấy còn được rắc lẫn những sợi đu đủ nạo nhỏ nữa thế nên khi ăn, ta sẽ có cảm giác giòn giòn, sần sật xen lẫn trong cái dẻo dai của vỏ bánh. Nhân bánh là đỗ xanh được ngâm kĩ, đãi sạch vỏ, đem hấp chín, nghiền mịn thắng với đường và trộn lẫn vào sợi dừa đã được nạo nhỏ. Khi ăn, bánh thường được cắt làm bốn nên trong nhân bánh thường đặt bốn hạt sen ở bốn góc.
Người ta cho rằng cách làm chiếc bánh phu thê cầu kì như vậy là để chứa đựng nhiều ý nghĩa ẩn bên trong. Cái cách dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân dường như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghhĩa phu thê. Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế qua năm màu của bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc. Đó là sự hòa hợp của con người với trời đất, là sự hòa hợp giữa người với người và giữa vợ với chồng. Có lẽ bởi ý nghĩa âm dương giao hòa, và mùi vị thơm ngon, ngọt ngào của chiếc bánh mà công đoạn làm ra nó cũng không hề đơn giản tẹo nào. Bánh phải được luộc bằng bếp củi, đun vừa lửa, mới giữ được vị ngon và mùi thơm của bánh. Thưởng thức bánh phu thê với nếp dẻo, đu đủ giòn, vị ngầy ngậy của đỗ xanh, vị béo của dừa, vị thơm của hạt sen, vị ngọt thanh của đường và hương thơm của dầu chuối… tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị riêng của bánh phu thê, hương vị ngọt ngào của tình nghĩa vợ chồng.

Bánh Xu Xê là một đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Bánh phu thê có ở rất nhiều nơi, nhưng nổi bật nhất là làng Đình Bảng, nơi giữ được truyền thống lâu đời làm bánh phu thê. Bánh phu thê Đình Bảng chân chất mộc mạc, ngon mà mát, đẹp mà không đắt… Theo những bô lão trong làng Đình Bảng, ngày xưa, chỉ có các gia đình quý tộc, chức sắc mới có tiền mua bánh phu thê. Bánh phu thê ngày đó chỉ được dùng trong những dịp lễ quan trọng hoặc dùng để làm quà biếu sang trọng cho khách phương xa. Ngày nay, nghề làm bánh phu thê đã phổ biến hơn, và với mức sống được nâng cao, hầu như gia đình nào cũng dễ dàng chọn cho mình những cặp bánh phu thê thơm ngon, đẹp mắt.

Ngày nay, nhiều đám hỏi và lễ cưới vẫn chọn bánh phu thê để làm lễ vật vì ý nghĩa âm dương giao hòa tinh tế của nó. Thay vì dùng lá dừa làm hộp bánh như trước kia, người ta thay bằng giấy bóng kính, buộc bánh bằng ruy-băng màu. Ở nhiều nơi, người ta không còn thấy màu vàng của vỏ bánh phu thê nữa, mà thay vào đấy là màu đỏ, màu trắng nhưng vẫn vuông tròn, mềm dẻo, thơm ngon… và vẫn chứa đựng trong đó ý niệm thủy chung nhắn gửi tới những đôi uyên ương vào ngày cưới.

Bánh phu thê Đình Bảng, thứ sản vật tiến vua, cao quý và đầy ý nghĩa

Người ta nghĩ và tin tưởng rằng, được ăn bánh này thì gia đình sẽ hạnh phúc hơn…

 

 

Bà Lụa chậm rãi lau kỹ từng vạt lá chuối, dưới ánh nắng sớm. Vạt lá heo héo, thơm thơm, và ánh lên những tia sáng bàng bạc. Công việc của bà được lặp đi lặp lại, ngày này qua ngày khác, từ lau lá, chẻ lạt đến vo gạo, đãi đỗ, xay bột rồi làm bánh. Mỗi ngày, bà chỉ ngưng việc khi mẻ bánh phu thê cuối cùng được vớt ra với mùi thơm dịu ngọt lan khắp sân. Xếp những chiếc bánh đã được ép cho ráo nước, sau đó bà mới tỉ mẩn buộc lạt đều từng cặp bánh một để bán cho khách. Một cặp, hai cặp, ba cặp…, những cặp bánh Phu Thê được bà Lụa trau chuốt rồi nhẹ nhàng xếp vào chiếc rổ và được phủ bằng tấm khăn trắng. Không phải bày bán, chào mời như ở chợ, mà bản thân tiếng tăm về nghề làm bánh Phu Thê truyền thống của gia đình bà đã tự là cách thu hút du khách tìm tới đây mua.

Đã thành thói quen, dù ruộng nhiều hay ít, từ xưa người Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) vẫn có ý thức dành riêng một khoảnh để cấy lúa nếp cái hoa vàng. Thứ nếp này được xay lọc kỹ thành loại bột trắng mịn màng, và cứ 10 kg nếp thì chỉ lọc được 4 kg bột làm bánh. Bánh Phu Thê là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp, nguyên liệu được làm từ những sản vật của đồng quê: Vỏ bánh chế từ gạo nếp cái hoa vàng, xay mịn, lọc lấy tinh bột, nhào đu đủ xanh nạo nhỏ, ngâm nước quả dành dành để tạo màu vàng. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh đồ chín, xào nhuyễn với đường kính, mứt sen, mứt bí, cùi dừa nạo nhỏ… Từng ấy thứ tổng hợp lại với nhau, bổ sung lẫn nhau để cho ta chất béo, chất bột, chất khoáng. Nó không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn tạo nên một hương vị vừa độc đáo, vừa ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên. Béo, ngọt, mịn màng trong suốt như hổ phách và tác động tới mọi giác quan: mũi ngửi thấy hương thơm nhẹ nhàng nhưng rất sâu của lúa nếp và đậu xanh, mứt sen; mắt nhìn thấy nền lụa trắng của vỏ bánh với thấp thoáng những “vân mây”, lưỡi thưởng thức vị ngon của đồ ăn, tai nghe tiếng lá bóc sột soạt. Đấy cùng chính là những yếu tố để làm nên sự khác biệt mà chỉ bánh Phu Thê Đình Bảng mới có.

Nói đến sự khác biệt, người ta nghĩ ngay đến bánh Phu Thê ở Huế. Dù cả hai đều là sản phẩm của đất cố đô, đều mang nhưng nét tinh túy của quê hương các bậc tiên vương, nhưng bánh Phu Thê của Huế khác với Phu Thê của Đình Bảng là ở cách làm và nguyên liệu làm bằng bột sắn lọc. Cái giống nhau đều là dùng nhân đậu xanh và dừa nạo hấp chín. Người Đình Bảng thực sự khó tính. Họ tuân thủ những quy định nghiêm ngặt sao cho sản phẩm mình làm ra phải là nhất, bánh phải ngon hơn, thơm hơn, và quyến rũ hơn. Tuy nhiên, họ lại không cầu kỳ trong cách gọi mà ngay cả tên bánh Phu Thê cùng phải có mấy cách gọi khác nhau. Theo như các cụ già trong làng, thậm chí là các gia đình có 3, 4 đời làm bánh như nhà bà Lụa, nhà Đào Hoa, nhà Lợi Quyền thì từ “bánh Phu Thê” nó xuất phát từ tên gọi Su Sê. Sự thay đổi này được lý giải giống như là sự phát triển của cơ chế thị trường, nhằm đánh mạnh vào tình cảm con người. Chí ít thì người ta nghĩ và tin tưởng rằng, được ăn bánh này thì gia đình sẽ hạnh phúc hơn. Đó cũng chính là sự phát triển của tâm lý xã hội thời hiện đại. Ngay cả trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản KHXH & NV cũng giải thích, Su Sê là thứ bánh làm bằng bột nếp lọc và được pha màu. Còn trong cuốn Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2002 của Nhà xuất bản Thanh Niên thì lại cho rằng bánh Phu Thê “thường được đọc trại là bánh Su Sê”. Nhưng đối với người dân Đình Bảng, dù gọi là Su Sê, Phu Thê thậm chí là Xu Xuê thì đây vẫn là loại bánh hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn nhất mà họ gìn giữ được. Theo truyền thuyết, thời Lý vào những ngày hội hè hay ngày Tết, dân làng Đình Bảng thường dùng sản vật mình đã cấy trồng ra làm bánh Su Sê, thành tâm dâng cúng tổ tiên, rồi cùng hưởng lộc. Một lần hội làng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở Đền Đô. Tại đây, dân làng đã dâng Đức vua và Nguyên Phi đặc sản của quê hương là bánh Su Sê. Đức vua và Nguyên Phi thưởng thức món bánh này và khen ngon. Người cho rằng, cuộc đời con người có được hạnh phúc là niềm vui lớn của mỗi lứa đôi, và truyền từ nay, ngày ăn hỏi, ngày cưới thành vợ thành chồng nên có món bánh quý này cho mọi người cùng hưởng. Cũng từ đó bánh Su Sê được gọi là bánh Phu Thê, buộc từng cặp bằng lạt điều và là một trong những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi, bởi nó như một biểu tượng về lòng chung thủy, gắn bó sắt son của tình vợ chồng.

Tục lệ gói bánh Phu Thê cứ như vậy truyền từ đời này sang đời khác. Bánh gói bằng lá chuối, lá dong, quý hơn thì có lá dừa bọc ngoài thành hình vuông dẹt. Thoạt trông, việc luộc bánh có vẻ đơn giản, nhưng đây lại chính là giai đoạn công phu thể hiện độ chín của người làm bánh, nhiều người còn cho nó có tính quyết định đến thành công của cả mẻ bánh. Vì vậy mà những nhà làm bánh ngon có tiếng thì chắc chắn họ phải biết giữ lửa khi nấu. Khi nào cần lửa to, và cần lửa trong bao lâu… Và tất cả cứ từ từ trở thành một nghệ thuật đa dạng trong cách làm, nhưng lại cùng chung một tiêu chí ngon, thơm, dẻo. Bánh Phu Thê ngon ăn xong, hương thơm còn phảng phất lẫn trong tình cảm của mỗi người. Ngược lại, bánh không ngon là bánh nhão, hương không nồng. Điều này lý giải tại sao với mỗi nghệ nhân khi làm bánh Phu Thê, họ hầu như dồn hết tâm sức của mình vào đó. Ngoài tâm hồn tài hoa của người thợ, nếu thiếu một tấm lòng chứa chất thương yêu thì khó có thể có được cặp bánh Phu Thê hoàn mỹ. Đây cũng là trăn trở của hơn 400 gia đình còn đang giữ nghề làm bánh Phu Thê truyền thống để bán ra thị trường tại Đình Bảng.

Cách Làm Bánh Xu Xê Đơn Giản

Bánh Xu Xê
Nguyên Liệu:

Nhân:
1 gói đậu xanh không vỏ
1 1/2 cup đường (hay theo ý muốn ngọt)
3 gói vanilla
1 - 2 cups dừa nạo khô (tuỳ ý)
1/2 tsp muối (hay tuỳ ý)
3/4 cup dầu ăn

Đậu xanh ngâm cho mềm, hấp lên để nguội,
xay ra và trộn chung với mọi thứ kể trên,
vo thành viên nhỏ.


Bột:
1 gói bột năng (14oz)
4 1/4 cups nước
1/2 gói dừa nạo sợi mua sẵn (frozen)
1 1/2 cups đường
1 1/2 tsps màu xanh
1/2 tsp nước lá dứa trong chai mua sẵn
1 tsp hàn the or 1g bột an toàn (bột thay thế hàn the)

Mè rang để cho lên trên mặt

Cách Làm:
Trộn tất cả, cho lên bếp khuấy cho bột đặc thành 1 miếng to, bột không cần chín hoàn toàn. Bỏ ra cắt thành miếng nhỏ, nhận nhân vào giữa và túm lại, chấm mè rang lên trên rồi gói bằng plastic wrap, ấn hai bên cho thành hình như trên, mang đi hấp lại 10-15 phút. Nếu chưa ăn ngay có thể bỏ vào freezer, khi nào ăn mang ra hấp lại 25 phút (thẳng từ freezer vào xửng hấp).